Mở cửa tuần giao dịch Brent chịu áp lực từ quyết định OPEC+ (thỏa hiệp bắt buộc) tăng ồ ạt hạn ngạch khai thác từ tháng 05/2022 đối với các thành viên chủ chốt là KSA và LB Nga thêm 500.000 bpd, UEA +330.000 bpd, Iraq và Kuwait +150.000 bpd, nằm ngoài kế hoạch 2 triệu bpd từ tháng 8 đến cuối năm 2021. Thêm vào đó, nhà đầu tư lo ngại về khả năng biến chủng Delta bùng phát, tỷ lệ nhiễm mới đã chiếm tới 83% toàn cầu, trong khi hiệu quả miễn dịch vaccine Pfizer chống lại Delta chỉ còn 39%, đe dọa tái áp dụng các biện pháp giãn cách, bao gồm cả lockdown – ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu – ước tính giảm 1 triệu bpd. Báo cáo EIA cho thấy, trữ lượng dầu thô Mỹ tăng 2,1 triệu thùng/tuần lần đầu tiên kể từ tháng 5.
Mặt khác, nhiều ngân hàng lớn như Commerzbank, ANZ, BoA nhận định tích cực, cho rằng thị trường lo ngại thái quá về nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu sụt giảm, bất chấp OPEC+ nới lỏng hạn ngạch khai thác. Thâm hụt nguồn cung đến cuối năm 2021 là điều không tránh khỏi, dẫn đến dự trữ dầu thô, sản phẩm dầu mỏ OECD tiếp tục giảm. BoA giữ nguyên dự báo giá Brent trong năm 2022 sẽ đạt 100 USD/thùng. Từ phiên giao dịch 20/07 trở đi, Brent đã lấy lại được đà tăng vững vàng từ 68,0 lên 74,2 USD/thùng.
Theo chúng tôi nhận định, đến cuối tuần này, giá Brent sẽ giao động trong biên độ 72-77 USD/thùng.